Hướng dẫn lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình thông qua lưu đồ

1️⃣ Lưu đồ hướng dẫn lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình

Hồ sơ chất lượng công trình là hồ sơ thi công và nghiệm thu công trình xây dựng ban hành kèm theo thông tư hướng dẫn hiện hành của Bộ xây dựng

Hồ sơ quản lý chất lượng bao gồm các tập hồ sơ sau:

  • Hồ sơ pháp lý
  • Hồ sơ nghiệm thu đầu vào
  • Hồ sơ nghiệm thu chất lượng
  • Bản vẽ hoàn công

Về quy trình phối hợp giữa các bên, bạn có thể thấy rõ ở lưu đồ dưới đây. Là việc kết hợp giữa các bên để triển khai xây dựng bộ hồ sơ chất lượng nghiêm thu công trình của Dự án

luu-do-huong-dan-lap-ho-so-quan-ly-chat-luong
Lưu đồ Hướng dẫn lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình

Xem thêm: Hồ sơ hoàn công bao gồm những gì? Quy trình làm hồ sơ hoàn công công trình xây dựng?

2️⃣ Diễn giải lưu đồ hướng dẫn lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình

Thống nhất mẫu biểu

  • Phòng kế hoạch kỹ thuật chủ trì, ĐVTC phối hợp thống nhất mẫu biểu HSCL với CĐT/TVGS. Trong đó chỉ rõ các biên bản nghiệm thu, các phụ lục kèm theo, thành phần tham gia nghiệm thu, số bộ HSCL.

Lập danh mục HSCL

  • Căn cứ vào mục tiêu giá trị sản xuất và tiến độ thi công được duyệt, đơn vị thi công lập danh mục HSCL tổng thể cho toàn công trình hoặc đến điểm dừng kỹ thuật giai đoạn thi công do phòng KHKT và Đội thi công thống nhất theo biểu mẫu KHKT.HD.04/01, KHKT.HD.04/02, KHKT.HD.04/06, KHKT.HD.04/07. Thời gian lập không quá 25 ngày kể từ ngày bắt đầu thi công.
  • Khi lập danh mục HSCL cần lưu ý:
    • Mặt bằng thực tế hiện trường;
    • Lập HSCL cho những hạng mục nào, vị trí, lý trình?
    • Phân đoạn nghiệm thu theo đúng quy trình; trong phân đoạn nghiệm thu thì nghiệm thu những công việc nào? Trình tự thi công theo đúng quy trình thi công và nghiệm thu.
    • Thời điểm nghiệm thu phù hợp.
    • Lập list HSCL: thể hiện rõ danh mục các công việc nghiệm thu, các biên bản nghiệm thu, phụ lục nghiệm thu, các kết quả thí nghiệm; trình tự các công việc nghiệm thu và thời gian nghiệm thu theo đúng quy trình

Kết quả thí nghiệm

  • Sau khi danh mục HSCL tháng i được duyệt, ĐVTC gửi danh mục HSCL cho đơn vị thí nghiệm làm căn cứ thực hiện.
  • Đối với các công việc nghiệm thu, người lập HSCL cần chỉ ra các kết quả thí nghiệm kèm theo (các biên bản lấy mẫu thí nghiệm, thí nghiệm chất lượng vật liệu, kết quả thí nghiệm hiện trường …); ngày tháng xuất kết quả thí nghiệm phải phù hợp với ngày tháng nghiệm thu công việc đó.
  • Lưu ý: Cán bộ lập HSCL khi nhận kết quả thí nghiệm phải kiểm tra: sự phù hợp về ngày tháng với biên bản được nghiệm thu; nội dung, phương pháp thí nghiệm ghi trong kết quả thí nghiệm

Biên bản nghiệm thu, nhật ký thi công và các phụ lục kèm theo (Căn cứ Thông tư hướng dẫn hiện hành của Bộ xây dựng)

  • ĐVTC lập các biên bản nghiệm thu theo mẫu biểu đã được thống nhất với TVGS, CĐT.
  • Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng có thể được lập cho từng công việc hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công.
  • Ghi nhật ký thi công: Nội dung công việc ghi nhật ký được ghi thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thi công. Nội dung công việc, ngày tháng ghi trong nhật ký và nội dung công việc trong biên bản nghiệm thu phải trùng khớp với nhau;
  • Lưu ý: Những ngày nghỉ lễ và những ngày thời tiết bất thường thống nhất giữa các mũi thi công trên toàn công trường.
  • Sổ nhật ký thi công xây dựng do nhà thầu lập, sổ này được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu và có xác nhận của chủ đầu tư; thành phần ký nhật ký thi công là nhà thầu thi công và Chủ đầu tư/TVGS; nội dung ghi nhật ký gồm:
    • Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan), tình hình thi công, nghiệm thu các công việc xây dựng hàng ngày trên công trường; mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng và các vấn đề phát sinh khác trong quá trình thi công xây dựng công trình;
    • Các kiến nghị và những ý kiến chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh của các bên có liên quan
  • Trước khi thi công phải thực hiện kiểm tra cao độ, kích thước hình học thực tế của công trình so với hồ sơ thiết kế
  • Các phụ lục nghiệm thu cao độ, kích thước hình học thực hiện theo đúng biểu mẫu HSCL, thể hiện chính xác cao độ trong bản vẽ thiết kế, cao độ thi công thực tế sai khác trong giới hạn cho phép;
  • Việc phân lớp nghiệm thu vật liệu đắp phải căn cứ vào công tác thi công thí điểm dựa trên tính năng của thiết bị, tính chất của từng loại vật liệu, chiều dày thiết kế và độ chặt yêu cầu hoặc căn cứ vào chỉ dẫn kỹ thuật của dự án quy định chiều dày lớp đắp của từng loại vật liệu
  • Phụ lục khối lượng nghiệm thu thể hiện đúng khối lượng, đúng cách tính, đúng tên cọc, vị trí, lý trình

Lập bản vẽ hoàn công (Căn cứ Thông tư hướng dẫn hiện hành của Bộ xây dựng)

  • Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng do mình thi công. Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo
  • Nếu các kích thước thực tế của công trình, hạng mục công trình không vượt quá sai số cho phép so với kích thước thiết kế, bản vẽ thi công được chụp (photocopy) lại và được các bên có liên quan đóng dấu và ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ hoàn công; Trong trường hợp cần thiết, có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới (không khuyến khích vẽ lại

-68%
Lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình - Từ Zero đến Hero
Trần Văn Quyết, Trần Đăng Lộc
4.5 (12 đánh giá)




Danh mục bài viết

Khóa học nổi bật

Bài viết xem nhiều nhất

Tìm kiếm bài viết

0868.004.003