ROUND – ROUNDDOWN - ROUNDUP - Làm tròn số trong Excel 

Việc hiển thị số thập phân trong Excel thường phải thao tác trên thanh Ribbon hay bảng định dạng Format cell. Ở đây tôi muốn giới thiệu đến các bạn một cách khác là sử dụng hàm để làm tròn số trong Excel.

1. Để làm gì?

  • Làm tròn số trong Excel: làm tròn lên, xuống hoặc mặc định theo  nguyên tắc làm tròn trong số học.
  • Việc làm tròn giá trị thành tiền trong hồ sơ thanh toán về bội số của 1000 đồng hoặc 100 đồng hoặc phụ thuộc vào yêu cầu của dự án là khá phổ biến. Vì vậy bạn cần phải biết ba hàm trên.
  • Bạn nhận được hợp đồng ký kết gói thầu bạn đang triển khai là file PDF đóng dấu đỏ. Bạn muốn chuyển bảng tính hạng mục công việc, khối lượng, đơn giá, thành tiền thành file Excel nhưng khi chuyển đổi thì giá trị thành tiền lệch một đơn vị làm tròn so với trong hợp đồng. Để giải quyết trường hợp này mà bạn không muốn điền số chết vào trong file tính toán thì Rounddown và Roundup là lựa chọn số một của bạn.

2. Dùng như thế nào?

2.1. Ví dụ minh họa

Đề bài:

  • Dữ liệu: Bảng giá trị của một Phiến dầm.
  • Yêu cầu: Làm tròn số, làm tròn số lên và làm tròn số xuống cho ba trường hợp giá trị Num_digits thay đổi như hình.

round-1
 

Hướng dẫn:

  • Dựa vào từng trường hợp thay đổi dữ liệu khi tiến hành làm tròn bạn sẽ nhận ra sự khác biệt.
  • Tại ô F6 gõ công thức =ROUND(D6;J6) với:
    • D6 là giá trị cần làm tròn.
    • J6 là số chữ số bạn muốn làm tròn (Có thể là dương hoặc âm hoặc bằng 0).

round-2
 

  • Thực hiện tương tự cho các ô khác ta được kết quả sau:

round-3
 

  • Nhận thấy rằng hàm Round làm tròn về số nguyên gần nhất, Rounddown làm tròn xuống về số nguyên gần nhất còn Roundup làm tròn lên số nguyên gần nhất.

2.2. Cấu Trúc 

round-4
 

2.3. Khái niệm 

Dựa vào ví dụ trên ta thấy đươc:

  • Round là hàm dùng để làm tròn số theo nguyên tắc làm tròn thông thường mà các bạn đã biết.
  • Roundup là hàm dùng để cưỡng bức làm tròn lên.
  • Rounddown là hàm dùng để cưỡng bức làm tròn xuống.

3. Cần lưu ý gì không?

round-5
 

4. Ví dụ áp dụng 

Phần ứng dụng của hàm này khá đơn giản, thay vì việc lấy ví dụ minh họa của từng trường hợp cụ thể thì tôi sẽ dẫn bạn theo hướng trực quan để bạn dễ dàng nhận biết sự thay đổi khi dùng với các hàm làm tròn khác nhau ở bảng dưới đây.
Đây là con số bạn sẽ làm tròn ở các trường hợp = 2608,49854 với giá trị Num_digits trong bảng dưới:

round-6
 





Danh mục bài viết

Khóa học nổi bật

Bài viết xem nhiều nhất

Tìm kiếm bài viết

0868.004.003