TỔNG QUAN VỀ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

TỔNG QUAN VỀ LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

TỔNG QUAN VỀ DỰ TOÁN TRONG XÂY DỰNG


I.  KHÁI NIỆM & MỤC ĐÍCH LẬP DỰ TOÁN  
1. Khái niệm

- Khái toán:

  • Các tài liệu cần thiết ít
  • Cách tính rất đơn giản
  • Sai số lớn
  • Phục vụ cho giai đọan lập báo cáo tiền khả thi

- Dự toán:

  • Các tài liệu cần thiết nhiều hơn trong khái toán, chủ yếu căn cứ vào bản vẽ
  • Cách tính toán phức tạp hơn khi tính khái toán
  • Sai số nhỏ hơn
  • Phục vụ cho giai đoạn chuẩn bị thực hiện xây dựng

- Quyết toán:

  • Các tài liệu phải đầy đủ & phù hợp với các quy định của pháp luật
  • Cách tính toán tương tự dự toán nhưng những khối lượng căn cứ vào công trình thực tế
  • Không có sai số & giá trị không được lớn hơn so với vốn đã ghi trong Quyết định phê duyệt đầu tư của cấp có thẩm quyền
  • Phục vụ cho giai đọan kết thúc xây dựng

2. Mục đích:     

  • Giúp chủ đầu tư biết được số tiền phải chi cho công tác xây dựng cơ bản & kiến thiết cơ bản khác
  • Là căn cứ để xét chọn thầu, phê duyệt vốn đầu tư, làm quyết toán.                                                                                                                                                                                           

3. Vai trò:

  • Là tài liệu quan trọng gắn liền với thiết kế cho biết chi phí xây dựng công trình.
  • Xác định giá trị của công trình là giá trị bán chính thức của sản phẩm xây dựng.
  • Là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, để ngân hàng đầu tư cấp phát vốn vay.
  • Là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu lập kế hoạch cho chính mình.
  • Là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc so sánh lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng.
  • Là cơ sở cho việc ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp giữa chủ đầu tư và nhà thầu cũng như trong trong việc thanh quyết toán công trình sau khi thi công.

II. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT ĐỂ LẬP DỰ TOÁN  

  • Biết đọc bản vẽ kiến trúc & bản vẽ kết cấu các công trình xây dựng.
  • Đã học qua một khoá huấn luyện về lập dự toán.
  • Đã học qua hoặc đã biết về môn học “Kỹ thuật thi công” (lý thuyết)
  • Có đầy đủ các tài liệu cần thiết để lập dự toán (sẽ chi tiết hóa ở phần sau)
  • Kinh nghiệm thi công của người lập dự toán (nếu có thì việc lập dự toán sẽ dể dàng hơn & chính xác hơn)

III. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
1. Bộ “Định mức dự toán công trình “ban hành theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/07/2005 của Bộ Xây Dựng thống nhất toàn quốc. Định mức dự toán là định mức kinh tế kỹ thuật quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một khối lượng công tác xây lắp (m3, m2, m dài....) Hệ thống định mức xây dựng có 2 cấp: cấp quốc gia và cấp doanh nghiệp. Từ năm 2005 Bộ Xây dựng đã thống nhất các loại ĐMDT để thẩm định và ban hành.

a. Định mức dự toán – Phần xây dựng (Ban hành kèm theo quyết định 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005), bao gồm:

NHÓM CÔNG TÁC XÂY DỰNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Định mức dự toán – Phần Khảo sát xây dựng (Ban hành kèm theo quyết định 28/2005/QĐ-BXD ngày 10/08/2005), bao gồm:

CÁC ĐỊNH MỨC TRONG DỰ TOÁN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Định mức dự toán – Phần duy trì hệ thống thoát nước đô thị (Ban hành kèm theo quyết định 37/2005/QĐ-BXD ngày 02/11/2005), bao gồm:

TT

CHƯƠNG

MÃ HIỆU

NHÓM CÁC CÔNG TÁC XÂY DỰNG

1

Chương I

TN1

Nạo vét bùn bằng thủ công

2

Chương II

TN2

Nạo vét bùn bằng cơ giới

3

Chương III

TN3

Vận chuyển bùn bằng cơ giới

4

Chương IV

TN4

Công tác kiểm tra hệ thống thoát nước

d. Định mức dự toán – Phần lắp đặt (Ban hành kèm theo quyết định 33/2005/QĐ-BXD ngày 01/10/2005), bao gồm:

TT

CHƯƠNG

MÃ HIỆU

NHÓM CÁC CÔNG TÁC XÂY DỰNG

1

Chương I

BA

Lắp đặt hệ thống điện trong công trình

2

Chương II

BB

Lắp đặt các loại ống và phụ tùng

3

Chương III

BC

Bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị

4

Chương IV

BD

Khai thác nước ngầm

Căn cứ  vào Bộ định mức thống nhất trên toàn quốc, Sở Xây dựng các tỉnh hoặc Thành phố tiến hành lập ra các Đơn giá xây dựng cơ bản bằng cách nhân các định mức hao phí của từng loại công việc xây dựng với đơn giá vật liệu, nhân công và máy thi công tại địa phương ( Các đơn giá này phải được Bộ Tài chính thông qua). Ở Thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng Đơn giá xây dựng cơ bản ban hành theo Quyết định số 103/2006/QĐ-UBNDTP ngày 14/07/2006 của UBND TP.HCM về đơn giá khảo sát xây dựng khu vực TP.HCM và Quyết định 104/2006/QĐ-UBNDTP ngày 14/07/2006 của UBND TP.HCM về đơn giá xây dựng công trình TP.HCM.

2. Các thông tư và quyết định hiện hành

Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về việc Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Thông tư số 04/2010/TT.BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.

Quy?t d?nh số 957/QÐ BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây Dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

Thông tư số 07/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây Dựng: về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình.

Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/10/2000 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn chế độ thu nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư.

Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.

Thông tư 33/2004/QÐ-BTC ngày 12/04/2004 của Bộ Tài Chính về việc ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm xây dựng, lắp đặt.

3. Bộ hồ sơ thiết kế công trình bao gồm: thiết kế kiến trúc chi tiết và thiết kế kết cấu và thiết kế trang trí nội thất

4. Giá vật liệu xây dựng do Liên Sở Xây Dựng-Tài chánh mỗi tỉnh/ thành phố ban hành hàng quí.

IV. CÁC PHÁT SINH THƯỜNG GẶP KHI LẬP DỰ TOÁN
Bản vẽ thiết kế không diễn đạt đầy đủ các nội dung cần tiết để tính toán khối lượng. Ví dụ: Bản vẽ thiết kế thiếu bảng thống kê thép, bản vẽ thiết kế không có bảng thống kê vật tư điện hoặc nước, bản vẽ thiết kế thiếu các chi tiết cần thiết => Nên liên hệ đơn vị thiết kế để được cung cấp đầy đủ các chi tiết cần thiết.

Tính toán khối lượng trùng nhau tại vị trí giao nhau giữa cột, dầm & sàn  => Cách tốt nhất không nên tính trùng lắp bởi vì sẽ bị kiểm toán loại ra

Chiều dày của kết cấu mặt đường theo thiết kế không có trong dự toán => Nội suy đơn giá.

Các công tác xây lắp không có trong đơn giá dự toán xây dựng cơ bản => Các công tác tương tự nhưng có sẳn trong đơn giá, điều chỉnh lại cho phù hợp với kỹ thuật và biện pháp thi công tại công trường => Các công tác chưa có trong đơn giá dự toán, xây dựng đơn giá mới. Sau đó trình Chủ đầu tư phê duyệt.

Kết cấu dạng đặc biệt gây ra khó khăn trong công tác tính tiên lượng => Vận dụng các kiến thức hình học đã được học để tính toán tiên lượng cho các các kết cấu có dạng đặc biệt này. Có thể sử dụng các công thức gần đúng để tính toán.

Không biết giá vật liệu xây dựng hiện hữu => Phải tìm cho bằng được bảng báo giá này. Với lọai vât liệu không có trong bảng giá có thể sử dụng bảng báo giá của các cửa hàng vật liệu xây dựng đáng tin cậy tại từng địa phương (kèm theo bảng báo giá để chứng minh)

V. NỘI DUNG CỦA DỰ TOÁN XÂY LẮP
Bao gồm các thành phần chủ yếu sau:

1. Những cơ sở để lập dự toán:

Sử dụng Bộ đơn giá nào?

Sử dụng Bộ định mức nào?

Thông báo hoặc thông tư nào?

Hồ sơ thiết kế do đơn vị nào lập?

Bảng báo giá thời điểm nào?

2. Bảng tổng hợp kinh phí: bảng này cho biết tất cả các loại chi phí cần thiết để thực hiện xây dựng công trình về thiết kế, thi công, tư vấn, giám sát....

3. Bảng dự toán chi phí xây dựng (hoặc còn gọi là bảng khối lượng dự toán) Bảng này cho biết khối lượng cụ thể của từng loại công việc xây dựng được tính ra từ các bản vẽ thiết kế

4. Bảng phân tích vật tư: Bảng này co biết hao phí từng loại vật liệu, nhân công và máy thi công để làm ra một đơn vị sản phẩm và một công tác được tính toán trong bảng tiên lượng dự toán

5. Bảng tổng hợp vật liệu: Nhằm cho biết số lượng, chủng loại, đơn giá và giá tiền của các vật liệu cần dùng cho công trình

6. Một số bảng biểu khác như: Bảng tính toán chi phí khảo sát hoặc bảng tính toán chi tiết khối lượng xây dựng





Danh mục bài viết

Khóa học nổi bật

Bài viết xem nhiều nhất

Tìm kiếm bài viết

0868.004.003