VẬT LIỆU KHÔNG NUNG XU THẾ TẤT YẾU CỦA NGÀNH XÂY DỰNG

VẬT LIỆU KHÔNG NUNG XU THẾ TẤT YẾU CỦA NGÀNH XÂY DỰNG

VẬT LIỆU KHÔNG NUNG XU THẾ TẤT YẾU CỦA NGÀNH XÂY DỰNG

 

1. Khái quát về vật liệu không nung.

Vật liệu xây không nung đã có một lịch sử phát triển lâu đời từ thời sơ khai của xã hội con người đến hiện tại. Xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt, cư trú, con người đã không ngừng lao động, tìm tòi, sáng kiến và phát minh ra những vật liệu và thiết bị ngày càng hiện đại. Theo chiều dài lịch sử phát triển của các vật liệu xây, đi từ gạch đất sét phơi khô đến bê tông kết dính bằng vôi rồi đến xi măng cốt liệu, bê tông xanh, bê tông xi măng Geopolymer, vật liệu composit,…phát triển theo hướng hiện đại về công nghệ, ưu việt về tính năng, thân thiện hơn với môi trường.

Sản phẩm vật liệu xây không nung (VLXKN) hay gạch không nung (GKN) rất đa dạng về chủng loại và chất luợng nhưng chủ yếu có hai loại chính là gạch block bê tông thông thuờng và block bê tông nhẹ. Ngoài ra còn có các chủng loại khác như gạch bê tông polymer khoáng hóa từ đất sét, gạch silicate, và một số sản phẩm dạng tấm như tấm thạch cao, tấm 3D, tấm sandwich.

Trong một sản phẩm GKN thông thuờng có hai thành phần chính là chất kết dính và cốt liệu. Ngoài ra còn có các thành phần khác như chất tạo khí, phụ gia giảm nuớc, phụ gia đóng rắn nhanh, phụ gia cải thiện cuờng độ, chất tạo màu.

2. Vật liệu không nung xu hướng tất yếu của ngành xây dựng trong năm năm tới.

Vật liệu không nung là loại vật liệu dùng trong xây dựng trong đó việc sản xuất/ tạo ra chúng không sử dụng nhiệt để nung. Với nhiều lợi ích, vật liệu xây dựng không nung đang được chú trọng phát triển mạnh và là xu thế phát triển tất yếu…

Các chủng loại vật liệu xây dựng không nung áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường này không chỉ có gạch không nung mà còn phải kể đến tấm xốp cách nhiệt, tôn lợp sinh thái, gỗ ốp tường xanh, xi măng xanh…

Trên thế giới, ở các nước phát triển, VLXD chủ yếu sử dụng là vật liệu không nung cho các công trình khác nhau, trong khí đó gạch đất sét nung chỉ chiếm 10- 15% sản lượng VLXD. Đặc biệt, tại các nước châu Á, thị phần của sản phẩm bê tông khí chưng áp chiếm khoảng 40- 45%, còn lại là các vật liệu không nung khác. Việc sử dụng gạch bê tông nhẹ thay cho gạch đất sét nung cho công trình nhà cao tầng tiết kiệm khoảng 4,6% tổng chi phí đầu tư thô cho toàn bộ tòa nhà.

Tại Việt Nam, theo quy định mới được ban hành, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước bắt buộc phải sử dụng VLXD không nung theo lộ trình: Tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% vật liệu xây dựng không nung từ đầu năm 2016, các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% VLXD không nung cùng thời điểm và sau năm 2018 phải sử dụng 100%.

Còn đối với các công trình dân dụng, việc sử dụng vật liệu xây dựng không nung vẫn gặp nhiều rào cản, đặc biệt là thị hiếu của người tiêu dùng và giá thành của vật liệu còn cao gấp 2 – 3 lần so với vật liệu truyền thống.

Tuy nhiên, theo dự báo của nhiều chuyên gia trong ngành, vật liệu xây dựng không nung sẽ là xu thế tất yếu của tương lai bởi vì nó đáp ứng tương đối đầy đủ những yêu cầu của thị trường về một loại vật liệu xây dựng mới an toàn kể từ khâu sản xuất đến sử dụng; kiểu dáng, mẫu mã liên tục được cải tiến đa dạng, có tính thẩm mỹ cao, tính bền của vật liệu... Trong đó, gạch không nung được dự đoán sẽ chiếm lĩnh toàn bộ thị trường gạch của Việt Nam trong một vài năm sắp tới.

 





Danh mục bài viết

Khóa học nổi bật

Bài viết xem nhiều nhất

Tìm kiếm bài viết

0868.004.003