Biện pháp thi công công tác trắc đạc và định vị nhà cao tầng

bien-phap-thi-cong-cong-tac-trac-dac-nha-cao-tang

1. Tiêu chuẩn áp dụng

  • TCVN9398:2012.Tiêu chuẩncông tác trắc địa trong xây dựng công trình
  • TCVN 9259-8:2012 Dung sai trong xây dựng công trình–Phần 8: Giám địnhvề kích thước và kiểm tra côngtác thi công.

2. Tóm lược nội dung công việc

  • Lập lưới trục.
  • Xác định cao độ.
  • Xác định vịtrí móng, cột, dầm, tường, lõi thang…độ thẳng đứng của các kết cấu công trình phù hợp với sai số cho phép trong xây dựng.
  • Đo đạc xác nhận độ chính xác sau khi sản phẩm hoàn thành.

3. Thiết bị, phương tiện thi công chính

  • Máy kinh vĩ
  • Gương mini
  • Kẹp sào gương
  • Thước thép
  • Máy thiên đỉnh
  • Máy thủy bình

thiet-bi-thi-cong-trac-dac-nha-cao-tang

4. Thiết bị vật tư hỗ trợ

  • Sơn màu trắng, màu đỏ
  • Cọc gỗ4x4x50
  • Vật liệu khác

5. Xác định các mối nguy,rủi ro tiềm ẩn và có giải pháp phòng ngừa

  • Sai lệch các thông số từ mốc chuẩn do CĐT bàn giao.Giải pháp phòng ngừa là kiểm tra lại mốc, nếu có sai lệch báo cáo cho CĐT điều chỉnh, luôn bảo vệ mốc antoàn không xê dịch trong suốt quá trình thi công.
  • Xác định vị trí móng, cột và các kết cấu sai vị trí do với thiết kế.Có BP trắc đạc và định vị công trình được CĐT chấp thuận, thể hiện cụ thể vị trí công trình theo từng lớp cao độ hay từng tầng trên bản vẽ trước khi đo đạc và đánh dấu tại hiện trường.
  • Xác định cao độ sai so với thiết kế. Kiểm tra lại nhiều lần để loại trừ sai sót.
  • Độthẳng đứng của công trình vượt quá sai số chophép. Kiểm tra định kỳ và thường xuyên trong khi lắpđặt ván khuôn, trong khi đổ BT và sau khi đổ BT.

6. Trình tự công tác trắc đạc và định vị nhà cao tầng

Công tác trắc đạc:

Phương pháp trắc đạc:

  • Công tác trắc đạc cho phần than trên cơ sở phát triển tiếp tục công tác trắc đạc của phần móng, cộng với kiểm tra chéo các mốc được giao.
  • Phương pháp sử dụng để lập lưới phổ biến nhất hiện nay là phương pháp đường trục với độ sai số đáng kể đạc Tiêu chuẩn cho phép. Trước tiên ta phải xác định hướng ban đầu của lưới trục (lưới ô vuông). Từ các mốc chuẩn ban đầu của công trường ta bố trí được các điểm của hướng ban đầu lưới trục.
  • Thiết bịsử dụng
    • Máy kinh vĩ
    • Gương mini
    • Kẹp sào gương
    • Thước thép

xac-dinh-vi-tri-tim-truc-bang-may-kinh-vi-va-thuoc-thep
 

Phương pháp chuyển trục và mốc lên tầng trên:

  • Phương pháp chuyển trục lên tầng bằng máy Thiên Đỉnh với độ chính xác cao

phuong-phap-chuyen-truc-va-moc-len-tang-tren

  • Các bước kiểm tra vị trí Sn như sau:
    • Bước 1: Đặt máy tại vị trí S2 cân bằng máy chính xác
    • Bước 2: Dùng phương pháp đo góc, đo cạnh lần lượt xác định từng vị trí giao trục được thể hiện rõ trên bản vẽ định vị cột, vách.

chuyen-truc-len-tang-tren-bang-may-thong-tang

  • Thiết bị:
    • Máy Thiên đỉnh sử dụng tia laze toàn đạc điện tử
    • Máy kinh vĩ
  • Công tác trắc đạc được thực hiện bởi các Kỹ sư trắc đạc và cứ 3 tầng một lần sẽ khóa sàn lại một lần để đảm bảo độ chính xác khi chuyển trục. Sau khi đổ bê tông tầng thứ 1, trắc đạc sẽ xác lập tim trục trên mặt bằng, trắc đạc chuyên nghiệp sẽ kiểm tra hệ lưới trắc đạc này và cao độ chuẩn và chứng nhận tính chính xác của hệ lưới trục này cũng như cao độ.
  • Để định vị lưới trục của công trình và truyền đến các tầng cao hơn, rất cần thiết thiết lập lại hệ lưới tại tầng trệt. Các điểm mốc định vị được thiết lập cách 1000-1500mm từ trục cột hay cách 500-800mm từ phía sau các cột. Những điểm định vị này được dung để xác lập cột, các bộ phận kết cấu và lõi thang máy. Nên thiết lậ ptừ 3 đến 4 điểm mốc cho mỗi tòa nhà. Các điểm này phải được cố định trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình.
  • Các đường chuyển trục và các cao độ từ tầng trệt đến các tầng cao hơn sẽ được thực hiện bằng phương pháp dọi tâm theo trục đứng.
  • Các mốc chuẩn được chọn song song với các trục nhằm tạo ra góc vuông và kiểm tra chéo.
  • Vì việc kiểm soát lưới trục có ý nghĩa quan trọng trong việc chất lượng kích thước hình học của tòa nhà, dung sai của hệ lưới trục này phải là mP=+-3mm
  • Dung sai của việc truyền cao độphải là mh=+-2mm.
  • Các mốc cao độkiểm soát này sẽ được dung cho việc thiết lập chi tiết các lưới trục và công việc trắc đạc trong công tác hoàn thiện của tầng trệt.

Công tác chuyển cao độ, kiểm tra và hoàn công cao độ:

  • Phương pháp sử dụng chuyền cao độ là được thểh iện như hình vẽ bên dưới và được thể hiện bằng dấu sơn gửi trên tường và cột.
  • Thiết bị sử dụng:
    • Máy thủy chuẩn
    • Thước thép
    • Mia nhôm

cach-do-gian-tiep-cao-do-cua-san-va-tran-nha-bang-may-thuy-binh

  • Để công tác truyền các trục tại tầng trệt đến các tầng cao hơn, cần thiết áp dụng những thủ tục sau đây:
  • Khi đổ bê tông tầng 1 hoặc các tầng cao hơn, nên tạo các lỗ trùng với vị trí đã tạo tại tầng trệt. Kích thước lỗ xấp xỉ D200mm. Đểđịnh vịcác lỗ đó một cách chính xác, cần dùng một thước dây đo khoảng cách từ trục cột và một dây dọi cho việc kiểm tra. Dung sai cho việc định vị các lỗ không được vượt quá 20 mm.
  • Khi dùng phương pháp, nên đánh dấu bằng 4 điểm (1, 2, 3 và 4) tại mỗi tầng.
  • Vì các lỗ khá hẹp và hơn nửa máy được đặt tại tầng trệt nên phải được bảo vệ.
  • Công tác có thể thực hiện một lần cho một vài tầng. Kinh nghiệm cho thấy rằng công việc dọi tâm theo trục đứng có thể thực hiện đến 8 lầu mà vẫn đảm bảo độ chính xác.
  • Trừ khi có chỉ định khác, tất cả dung sai và sự khác biệt theo hướng đứng sẽ được tuân thủ theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
  • Sau khi truyền lưới trắc đạc đến các tầng cao hơn, góc vuông và đường chéo phải được kiểm tra. Nếu dung sai được thỏa mãn, lưới trắc đạc sẽlà thiết lập tạm thời với dung sai mP=+-5mm và được đánh dấu tại các cột, thang máy và cầu thang bộ.
  • Công tác truyền cao sẽđược thực hiện bằng thước đo bằng thép đi qua các lỗmở.
  • Các lưới trắc đạc này được dùng cho việc thiết lập các sàn, tầng và kiểm tra chúng.
  • Sự thẳng đứng của cột trên mỗi tầng phải được kiểm tra bởi hai hướng bằng máy kinh vĩ với khoảng dung sai <-3mm
  • Việc kiểm tra sự thẳng đứng của thang máy sẽ được thực hiện bởi máy trắc đạc theo trục hoặc bằng máy …và máy DISTO (máy laser)

Công tác kiểm tra nghiệm thu:

-68%
Lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình - Từ Zero đến Hero
Trần Văn Quyết, Trần Đăng Lộc
4.8 (10 đánh giá)

Để đánh giá sản phẩm kịp thời, trong quá trình thi công nhà thầu cử tổ 3 kỹ thuật viên trắc đạc thường xuyên đo đạc trong quá trình thi công, với sự kết hợp giám sát của Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư

Tiến độ thực hiện công tác trắc địa:

  • Công tác đưa cao độ và tim trục lên sàn khoảng 2 giờ
  • Sau khi đổ bê tông xác định lưới trục lên sàn trong vòng 3 giờ
  • Công tác định vị trí cột vách thang máy cho toàn bộ sàn 3 giờ.

7. Hồ sơ tài liệu nghiệm thu đính kèm

  • Hồ sơ giao nhận mốc với CĐT
  • Hồ sơ mốc thi công chuyển đến công trường của Công ty.
  • Bản vẽ từng lớp cao độ hay từng tầng xác định cao độ và vị trí từng kết cấu.
  • Các Biểu mẫu sử dụng trong đo đạc.
  • Biện pháp thi công trắc đạc nhà cao tầng
  • Bản vẽ biện pháp thi công trắc đạc
  • Giải pháp trắc đạc để định vị công trình
  • Thuyết minh biện pháp thi công trắc đạc
  • Đề cương trắc đạc công trình
  • Công tác định vị công trình

 





Danh mục bài viết

Khóa học nổi bật

Bài viết xem nhiều nhất

Tìm kiếm bài viết

0868.004.003