[EX] Tính võng dầm hai đầu ngàm
Hôm nay có một người anh em ibbox cho ad xin file tính võng của dầm hai đầu ngàm , sau một buổi lặn lội thì đã có hàng cho anh em đây . File excel Tĩnh võng dầm hai đầu ngàm xin gửi đến anh em !!
Tính võng dầm hai đầu ngàm
Trước khi đi vào mặt kỹ thuật để tính toán và kiểm tra độ võng của dầm trong các công trình xây dựng thì chúng ta cần tìm hiểu xem dầm là gì? và yếu tố kỹ thuật của dầm có đặc điểm như thế nào?
Đi vào định nghĩa dầm là gì?
Chúng ta hiểu dầm là cấu kiện cơ bản trong kết cấu xây dựng nằm ngang hoặc nằm nghiêng chịu tải trọng và đỡ các bộ phận phía trên nó như bản dầm (sàn) , tường, mái. Dầm bao gồm dầm bê tông cốt thép và dầm thép (chữ I, chữ U, chữ Z,…). Về mặt chịu lực thì dầm là cấu kiện chịu uốn, bên cạnh đó dầm cũng có tác dụng chịu nén nhưng nhỏ hơn so với khả năng chịu uốn.
Các kiểu dầm hiện nay trong xây dựng công trình.
Cấu tạo của dầm bê tông cốt thép
Cốt thép trong dầm gồm : cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai, cốt xiên. Trong dầm luôn tồn tại 4 cốt dọc ở 4 góc và cốt đai, cốt xiên có thể không có.
Cốt dọc chịu lực của dầm thường sử dụng nhóm AII, AIII hoặc CII, CIII có đường kính D = 12 – 40mm.
Cốt đai trong dầm để chịu lực ngang thường sử dụng nhóm CI hoặc AI có đường kính D = 4mm.
Lớp bảo vệ cốt thép Ao là khoảng cách từ mép ngoài bê tông đến mép cốt thép (Ao1 là lớp bảo vệ cốt đai, Ao2 là lớp bảo vệ cốt dọc). Lớp bảo vệ có tác dụng bảo vệ thép khỏi bị rỉ sét.
Khoảng cách thông thủy To giữa 2 cốt thép là khoảng cách từ mép cốt thép này đến mép cốt thép kia, đảm bảo khi đổ bê tông không bị kẹt đá (đá 1×2).
Dầm console là gì?
Dầm console (hay còn gọi là dầm công xôn) là kết cấu có dạng thanh ngang một đầu bị ngàm cứng, đầu còn lại tự do. Hay nói cách khác dầm console chỉ cố định 1 đầu. Trong xây dựng, dầm console dùng để đỡ ban công, mái đua,… nhằm mục đích tạo không gian thoáng đãng phía dưới.
Trong kết cấu truyền thống, dầm công xôn thường được làm bằng gỗ. Dầm chịu uốn do tác tác dụng của những tải trọng vuông góc với trục.
Dầm console được liên kết với công trình bằng cách : lắp bulong, hàn bằng vật chôn sẵn trong tường, neo qua lỗ để lại sẵn tường, chôn vào công trình,…
CẢM ƠN ANH EM ĐÃ THEO DÕI VÀ ĐỒNG HÀNH CÙNG KÊNH XÂY DỰNG !!