[BV] Quy trình thi công cọc khoan nhồi
Quy trình thi công cọc khoan nhồi - Lưu đồ thi công cọc khoan nhồi
I- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị mặt bằng
-
Mặt bằng trước khi tiến hành thi công phải được san phẳng.
-
Đảm bảo cứng không bị lún máy móc khi thi công.
-
Đảm bảo đường rãnh thoát nước phòng khi trời mưa to.
-
Khi thi công máy móc được cẩu xuống vị trí tim cọc bằng cẩu chuyên dụng bánh xích.
2. Định vị tim mốc
-
Dùng máy toàn đạc điện tử hoặc máy kính vĩ để định vị lưới trục của các tuyến cọc. Các lưới trục được đánh dấu trên vách xung quanh công trường hoặc làm mốc cố định.
-
Xác định cốt +00 của công trình và đánh dấu xung quanh công trường.
-
Xác định từng vị trí tim cọc và tim cột, dùng cọc tre hoặc thép để đánh dấu tạm thời ( cọc phải đảm bảo chắc chắn không bị dịch chuyển )
-
Sai số tim cọc sau khi thi công xong nhỏ hơn D/4 nhưng không lớn quá 15cm đối với cọc giữa và nhỏ hơn D/6 nhưng không lớn quá 10cm đối với cọc biên.
3. Tập kết thiết bị vật tư
-
Sau khi công tác chuẩn bị mặt bằng hoàn chỉnh tiến hành tập kết thiết bị vật tư.
-
Thiết bị được tập kết gọn gàng, bố trí vị trí đặt ống đổ bê tông, cần khoan và các thiết bị phục vụ công tác thi công phù hợp với mặt bằng thi công.
-
Vật tư chính như sắt, xi măng phải đảm bảo để nơi khô ráo tránh ngập nước và lẫn sình đất.
4. Xây dựng lán trại công nhân
-
Lán trại công nhân được bố trí ngoài phạm vi công trường để đảm bảo an toàn.
-
Bố trí khu vệ sinh cho công nhân sạch sẽ.
5. Bố trí đặt hố dung dịch
-
Do phương pháp khoan phản tuần hoàn dung dịch phôi khoan được bào nhuyễn và lẫn trong dung dịch nên ta không dùng thùng chứa dung dịch mà đào hố chứa dung dịch ngay ở dưới đất để tiện công tác tách phôi khoan khỏi dung dịch.
-
Hố dung dịch phải được đặt ở vị trí thuận tiện để đảm bảo cho các máy khoan ở các vị trí khác nhau có thể hút dung dịch và thu hồi nước về tránh tình trạng nước chảy tràn lan.
(yêu cầu phải có thùng chứa bentonite và dung dịch mùn khoan để đảm bảo vệ sinh do nhà máy đang hoạt động).
-
Các đường dẫn nước được đắp nổi đảm bảo dẫn nước tốt và dễ chuyển hướng.
-
Hệ thống dây điện phải đảm an toàn và bố trí hợp lý, không chồng chéo và không để ngập trong nước.
6. Chuẩn bị máy khoan
- Trước khi khoan, máy khoan phải được bảo dưỡng và vận hành thử đảm bảo không bị trục trặc trong quá trình khoan.
Quy trình thi công cọc khoan nhồi
II- QUY TRÌNH THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI
Bước 1: Chuẩn bị, tìm vị trí móng cọc khoan nhồi phù hợp
- Đây là khâu quan trọng nhằm xác định móng cọc khoan nhồi phù hợp và đảm bảo độ bền của công trình về sau. Một số vị trí cần phải xác định chính xác gồm:
- Giác móng: Cần xác định chính xác trục chi tiết trung gian, sau đó, đưa các trục này ra khỏi móng cọc khoan nhồi. Cuối cùng là cố định mốc cột bê tông dưới lòng đất.
- Tim cọc: Đóng bằng cọc tiêu thép D = 14 với chiều dài 1,5m vuông góc.
Bước 2: Rung hạ ống vách, khoan tạo lỗ
Ống vách mang đến nhiều công dụng tuyệt vời như định vị, giữ ổn định cho bề mặt, dẫn hướng máy khoan, bảo vệ nền đất,… Quy trình hạ ống vách diễn ra theo các bước:
-
Chuẩn bị máy rung.
-
Lắp máy rung vào ống vách.
-
Rung hạ ống vách. Lưu ý là sai số của tâm móng phải lớn hơn 30m.
-
Dùng thước nivo để kiểm tra độ thẳng đứng.
Sau đó tiến hành khoan tạo lỗ để đảm bảo thuận lợi cho quá trình thi công cọc khoan nhồi.
Bước 3: Vét đáy hố khoan
Đây là một trong những kỹ thuật khoan cọc nhồi cần phải lưu ý. Đầu tiên là kiểm tra chiều sâu của lớp mùn để đảm bảo hiệu quả trong quá trình thi công. Tiếp đến là xác định chiều sâu của hố khoan. Độ sâu này cần phải đúng tiêu chuẩn trong bản thiết kế và có thể dùng gầu hình trụ để nạo vét giúp tiết kiệm thời gian thực hiện.
Bước 4: Thổi rửa đáy hố khoan
Dùng cầu thả ống thổi rửa nối với nhau bằng ren và đường kính F90 để bơm khí áp suất 7 at xuống hố khoan. Thời gian thổi rửa là 20 – 30 phút. Nếu sau khoảng thời gian này, dung dịch ở đáy hố khoan đạt tiêu chuẩn thì có thể dừng lại.
Bước 5: Đổ bê tông
Sau khi nạo vét hố khoan 3 giờ sẽ tiến hành đổ bê tông. Khi đổ bê tông, cần đảm bảo bê tông không tiếp xúc với nước và dung dịch khoan.
Bước 6: Lấp đầu cọc nhồi
Đầu tiên, tháo giá đỡ của ống phần trên, cắt thanh thép trên lồng thép và sau đó là lấp đá 1×2 và đá 4×6 vào đầu cọc. Cuối cùng là lấp bằng đất tự nhiên để hoàn thành.
Bước 7: Rút ống vách
Sử dụng máy rung đằm xuống và tiến hành rút uống lên từ từ. Công việc này đòi hỏi nhân viên kỹ thuật phải có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện.
Bước 8: Nghiệm thu
Bước cuối cùng là nghiệm thu quy trình thi công cọc khoan nhồi. Bước này giúp xác định những sai sót có thể xảy ra và ngăn chặn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của công trình thi công.