[TL] Nứt vật lý trong quá trình thi công kết cấu bê tông cốt thép
TÓM TẮT
Thời gian gần đây với sự ứng dụng nhiều phần mềm tính toán tiên tiến, phản ánh đúng được sự làm việc của hệ kết cấu trên thực tế, sự mất an toàn trong hệ kết cấu do lỗi thiết kế, thi công gây nứt hay hư hỏng các công trình quy mô lớn, cao tầng tương đối ít xảy ra.
Ngược lại, chúng ta vẫn còn chưa quan tâm đúng mực đến hiện tượng nứt vật lý (không có lực tác dụng) trong quá trình thi công kết cấu BTCT (lẫn cả khi xây, tô tường ngăn, tường bao che), làm công trình xuất hiện nhiều chủng loại vết nứt mà đại đa số, đều có thể ngăn ngừa từ đầu bằng những giải pháp khoa học, khả thi và không làm tăng đáng kể chi phí đầu tư xây dựng.
Một số nguyên nhân gây nứt vật lý và những kinh nghiệm xử lý, được nêu trong báo cáo này. Vẫn còn nhiều nguyên nhân gây nứt và những giải pháp xử lý khác cần được tiếp tục công khai.
Nứt vật lý trong quá trình thi công kết cấu bê tông cốt thép - Nguyên nhân nứt
CÓ 2 DẠNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU :
1/ Nứt do cơ học: Có tải trọng tác dụng gây ra.
-
Khe nứt xuất hiện có quy luật.
-
Khe nứt dễ ăn sâu vào trong kết cấu.
-
Khe nứt không xảy ra hàng loạt.
-
Khe nức không tự lấp lại theo thời gian mà nhiều khả năng ngày càng phát triển.
-
Anh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực, tuổi thọ của cấu kiện và kết cấu.
-
Buộc phải sửa chữa, gia cố, khắc phục… triệt để.
-
Quan trọng là phải xác định được nguyên nhân (lún, lún lệch, nghiêng, võng, rung, thiếu thép, tiết diện không đủ, vật liệu không đạt cường độ…) mới có giải pháp xử lý phù hợp.
-
Đây không phải là chủ đề của báo cáo này.
2/ Nứt do vật lý: Xuất hiện cả khi có hay chưa có tải tác dụng.
-
Hiếm khi có quy luật cụ thể (nên dễ phân biệt với vết nứt cơ học) – dạng “chân chim”.
-
Thường không ăn sâu vào trong kết cấu; chủ yếu ở mặt ngoài.
-
Hầu hết xuất hiện trong thời gian bê tông khô cứng.
Nứt vật lý trong quá trình thi công kết cấu bê tông cốt thép - Quy trình xử lý vết nứt