Bản vẽ Biện pháp thi công đóng cừ tràm

Biện pháp thi công đóng cừ tràm gia cố móng là gì? Biện pháp thi công đóng cừ tràm là cách sử dụng cọc tràm để xử lý nền đất yếu bên dưới phần móng của công trình. Thực hiện bằng cách đóng cọc sâu xuống lòng đất để làm giảm độ rỗng của đất và tăng sức chịu tải cho nền. Thường sử dụng các loại cọc tràm tươi, thân thẳng, còn nguyên vỏ. Đường kính gốc từ 6-12cm, đường kính ngọn từ 3-5cm, chiều dài cọc cừ từ 2-5m.

Biện pháp thi công đóng cừ tràm 

Các biện pháp thi công đóng cọc cừ hiện nay

Hiện nay có hai biện pháp thi công đóng cọc cừ phổ biến: đó là cách đóng cọc bằng máy và cách đóng cọc bằng tay. Ở mỗi cách đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Sử dụng cách đóng cọc nào thì cũng thường thực hiện theo đúng một quy trình chuẩn.

Quy trình đóng cọc hiện nay có mấy bước?

Cần thiết phải đóng rộng ra ngoài diện tích móng mỗi bên 10-20cm để tăng sức chống cắt cho cung trượt.  Nhiều người có thói quen đóng từ xa tới gần, đóng xung quanh trước. Thực ra không có tác dụng gì mà chỉ mất thời gian cho việc thi công, vì cừ không lèn chặt được đất bùn. Về độ sâu của móng cọc tràm, khá nhiều người có thói quen đặt móng khá sâu, gây bất lợi cho thi công, nhất là vào mùa mưa. Dựa vào một số tài liệu cho thấy rằng ở những vị trí cao hơn mạch nước ngầm, đất vẫn ẩm ướt, độ bão hòa cao, luôn đảm bảo về độ ẩm để giữ cho cọc tràm không bị khô mục.

Biện pháp đóng cọc cừ bằng máy

Đóng cừ bằng máy là biện pháp sử dụng các thiết bị máy móc hỗ trợ để thực hiện. Thường dùng xe cuốc (hay còn gọi là máy xúc) để đóng hoặc sử dụng máy rung. Đối với xe cuốc thì sử dụng gầu múc để đóng. Nguyên lý hoạt động dựa trên lực nhấn (ép) của cần trục tác động trực tiếp lên đầu cọc cừ theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.  Đối với máy rung thì với nguyên tắc làm việc là dùng năng lượng do rung động gây ra kết hợp với lực va đập của búa giúp việc đóng cọc dễ dàng.

CẢM ƠN CÁC ANH EM ĐÃ THEO DÕI VÀ ĐỒNG HÀNH CÙNG KÊNH XÂY DỰNG !!


Tải về tài liệu

0868.004.003